Hướng dẫn viết bài viết giới thiệu cho sản phẩm
Hướng dẫn viết bài giới thiệu cho sản phẩm
Last updated
Hướng dẫn viết bài giới thiệu cho sản phẩm
Last updated
Bước 1: Vào Social Media, chọn bài viết giới thiệu
Bước 2: Chọn Tạo
Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin về bài viết
Một số tùy chọn quan trọng:
Trạng thái: Chọn Bản nháp lưu lại bài viết dưới dạng bản nháp để chỉnh sửa thêm hoặc chọn Xuất bản để đăng bài công khai.
Xuất bản lúc: Cho phép bạn chọn thời gian mà bài sẽ được đăng công khai
Liên kết sản phẩm: Hãy chọn đúng sản phẩm mà bạn đang viết bài giới thiệu Hệ thống sẽ tạo một liên kết giữa sản phẩm đó và bài giới thiệu này. Việc này sẽ giúp bài viết tiếp cận dễ hơn đến khách hàng và các CTV
Thể loại: Bạn có thể chọn hoặc tạo thêm các danh mục bài viết để phân loại bài giới thiệu vào đó nó sẽ giúp bạn quản lý chúng một cách khoa học hơn
Permalink: Nơi hiển thị đường link được hệ thống tự tạo dẫn đến bài viết của bạn
Ngoài ra, nếu hướng đến một bài viết chuẩn SEO, bạn có thể cuộn trang xuống phía dưới để tùy chỉnh trong mục SEO
Bước 4: Lưu
Chúc bạn thành công!!
Có độ dài trong khoảng 50-60 ký tự (không vượt quá 512px).
Chứa từ khóa chính, từ khóa càng nằm về phía trái càng tốt.
Heading 2: là 1 dạng mô tả ý chính của bài viết, giống như cách phân bổ khi làm đồ án hay bài văn có I,II,III, đến 1,2,3, rồi sau đó là a,b,c,… Thì trên web sẽ có H1, H2 (Heading 2), H3,…
Có tối thiểu ít nhất 1 Heading 2
Có 1 Heading 2 chứa từ khóa chính
Các Heading còn lại có thể chứa từ khóa mở rộng
Nên chọn đuôi hình ảnh là .jpg và dùng keyword không dấu đặt tên cho hình ảnh khi upload lên website.
Kích thước:
Featured image: 1200 x 628 pixels
Ảnh chèn trong bài viết: 600 x 400 pixels (chiều dài của ảnh có thể nhỏ hoặc lớn hơn 400 pixels)
Căn giữa và viết chú thích cho tất cả các hình ảnh chèn vào bài viết.
Mỗi bài cần có tối thiểu 1 hình ảnh unique (hình ảnh riêng/ tự thiết kế) mang tính thương hiệu của riêng bài viết này.
Tuyệt đối không lấy hình ảnh của đối thủ.
Số lượng hình ảnh chèn vào bài viết phụ thuộc vào số lượng chữ. Tầm 250 chữ nên có 1 hình ảnh minh họa.
Chất lượng hình ảnh càng sắc nét càng tốt.
Phương pháp APP:
Đồng ý (Accept): Nhận ra vấn đề của người đọc và đồng ý với nó
Hứa hẹn (Promise): Hứa hẹn vấn đề của họ sẽ được khắc phục
Hình dung (Preview): Cho họ biết được, hình dung được những gì bạn sẽ đem đến cho họ qua bài viết.
PHÂN BỐ
Từ khóa chính phải xuất hiện ở các vị trí sau: tiêu đề, meta description, Heading 2, trong 2 dòng đầu tiên.
Từ khóa trong nội dung phải phân bố đồng đều, không xuất hiện liền kề.
Sử dụng thêm 1 số từ khóa phụ để hỗ trợ cho từ khóa chính.
CÁCH TÍNH MẬT ĐỘ TỪ KHOÁ
Công thức tính mật độ từ khóa: MĐTK = (ĐDTK * SLLTK)/ TSC *100
Ghi chú:
MĐTK: Mật độ từ khóa
ĐDTK: Độ dài từ khóa: được tính là tổng số chữ của từ khóa.
SLLTK: Số lần lặp của từ khóa: Dùng Ctrl + F để tìm kiếm từ khóa (trừ đi những lần lặp ở title, và meta description)
TSC: Tổng số chữ của bài viết.
Ví dụ:
Từ khóa: “điện thoại di động”: Độ dài là 4
Tổng số chữ: 1000 chữ.
Số lần lặp lại của từ khóa là 7 lần, trong đó có 1 lần xuất hiện ở tiêu đề, và 1 lần xuất hiện ở meta description.
SLLTK =5
MĐTK = (4 * 5)/1000*100% = 2%
Ghi chú: Mật độ từ khoá có thể tuỳ vào NCC. Tuy nhiên, mật độ từ khoá của mọi người rơi vào khoảng 3 – 5% là đủ
[1]GTVSEO, https://gtvseo.com/cach-viet-bai-chuan-seo/#cac-thong-tin-can-hieu-khi-viet-bai-chuan-seo
[2]COBRANDING, https://gobranding.com.vn/huong-dan-viet-bai-chuan-seo/
[3]DỊCH VỤ SEO LÊN TOP, https://dichvuseolentop.com/mat-tu-khoa-trong-bai-viet/#post/0